Thủ tục nhập khẩu máy kéo nông nghiệp

Hiện nay, nhằm nâng cao năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, người nông dân bắt đầu đầu tư mua sắm các loại máy kéo về sử dụng. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu máy kéo nông nghiệp nhé!

1. Máy kéo nông nghiệp là máy gì?

Máy kéo nông nghiệp là loại máy móc dùng khung gầm bánh xích hoặc bánh lốp để hoạt động. Máy chủ yếu sử dụng động cơ diesel hoặc động cơ điện tạo thành nguồn động lực để dùng sức kéo.

Sự xuất hiện của máy kéo được xem là cuộc cách mạng quan trọng trọng nông nghiệp. Máy giúp hỗ trợ người nông dân cày bừa, trồng trọt hiệu quả, tăng năng suất canh tác và tiết kiệm sức lao động của con người.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại máy kéo nông nghiệp đến từ nhiều nhà sản xuất khác nhau. Trong đó, máy kéo công suất không quá 18 Kw, máy kéo dùng trong nông nghiệp công suất trên 18 kW nhưng không quá 37 Kw, máy kéo công suất trên 37 Kw nhưng không quá 75 Kw, máy kéo công suất trên 75 Kw nhưng không quá 130 Kw, máy kéo công suất trên 130 Kw là những loại máy được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

2. Căn cứ pháp lý nhập khẩu máy kéo nông nghiệp

Căn cứ Công văn số 232/KTHT – CĐ ngày 03 tháng 04 năm 2018 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc “kiểm tra chất lượng máy móc nông nghiệp nhập khẩu” thì mặt hàng máy nông nghiệp không thuộc đối tượng phải kiểm tra chất lượng

Thông tư 23/2015/TT-BKHCN ngày 13 tháng 11 năm 2015 về việc “Quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng”, Theo đó doanh nghiệp được phép nhập khẩu máy nông nghiệp đã qua sử dụng có tuổi thiết bị không quá 10 năm.

3. Mã HS code và thuế nhập khẩu của máy kéo nông nghiệp

Dưới đây là mã HS code và thuế nhập khẩu của các loại máy kéo nông nghiệp được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Mã HS code Mô tả Thuế nhập khẩu (%) Thuế VAT (% CO FORM AI (%)
Máy kéo dùng trong nông nghiệp Công suất không quá 18 kW 87019110 5 10 3.5
Máy kéo dùng trong nông nghiệp Công suất trên 18 kW nhưng không quá 37 kW 87019210 5 10 3.5
Máy kéo dùng trong nông nghiệp Công suất trên 37 kW nhưng không quá 75 kW 87019310 5 10 3.5
Máy kéo dùng trong nông nghiệp Công suất trên 75 kW nhưng không quá 130 kW 87019410 5 10 3.5
Máy kéo dùng trong nông nghiệp Công suất trên 130 kW 87019510 5 10 3.5

4. Quy trình khai báo thủ tục nhập khẩu máy kéo nông nghiệp

Quá trình khai báo thủ tục nhập khẩu máy kéo nông nghiệp không quá phức tạp, được thực hiện theo trình tự dưới đây.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu bình phun thuốc trừ sâu đeo vai

+ Tờ khai hải quan

+ Bộ hợp đồng thương mại (Sale Contract)

+ Giấy tờ vận đơn lô hàng (Bill of lading)

+ Giấy chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ lô  hàng ( C/O form E/ D/AK/ AJ … )

+ Danh sách đóng gói (Packing list)

+ Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

+ Catalogue, thông số kỹ thuật

+ Chứng nhận đăng ký kiểm tra chất lượng của cơ sở giám định

+ Test report nếu có

Bước 2: Tiến hành làm đăng ký giám định với cơ sở được Bộ NN&PTNT cấp chứng nhận hoạt động giám định đối với chất lượng máy, thiết bị dùng trong nông nghiệp.

Bước 3: Sau khi được cấp số đăng ký tham chiếu, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tới cơ quan hải quan để thông quan lô hàng.

Bước 4: Doanh nghiệp thông quan và kéo hàng về kho bảo quản, đồng thời báo bên cơ sở giám định tới giám định và nhận kết quả chứng nhận kiểm tra chất lượng nếu đạt.

5. Lưu ý về nhãn mác khi nhập khẩu máy kéo nông nghiệp

Theo Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ Quy định Xử phạt Vi phạm Hành chính trong Lĩnh vực Hải quan. Việc thiếu, sai nhãn hàng hóa khi nhập khẩu hàng hóa có thể bị phạt từ 500.000 VND đến 60.000.000 VND và phải đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất. Vì vậy để không bị xử phạt, quý doanh nghiệp cần tìm hiểu về việc ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu.

Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan:

+ Tên của loại hàng hóa nhập khẩu

+ Tên, địa chỉ của công ty xuất khẩu và công ty nhập khẩu

+ Nơi xuất xứ hàng hóa ( Made in Japan / Korea …. )

+ Số lô, số seri, số model, tem máy …

+ Ngày/ tháng / năm sản xuất, hạn sử dụng

+ Thông tin, hướng dẫn sử dụng của sản phẩm, các hướng dẫn bảo quản.

6. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ ủy thác thủ tục nhập khẩu máy kéo nông nghiệp tại Minh Nhật Logistics

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực logistics, thực hiện thông quan thành công cho hàng nghìn lô hàng khác nhau, Minh Nhật Logistics đã tạo dựng được vị thế vững chắc trong mảng xuất nhập khẩu quốc tế. Tạo dựng được mối quan hệ rộng lớn, chúng tôi luôn đảm bảo mọi lô hàng được thông quan nhanh chóng.

Những lợi ích khi sử dụng dịch vụ ủy thác thủ tục nhập khẩu máy kéo nông nghiệp tại Minh Nhật Logistics:

+ Được tư vấn báo giá dịch vụ nhanh chóng

+ Tư vấn chính sách nhập khẩu hàng hóa

+ Tư vấn về thuế và các chính sách liên quan đến thuế xuất nhập khẩu

+ Giá dịch vụ rẻ, phù hợp với túi tiền.

+ Xuất hóa đơn rõ ràng, hướng dẫn người ủy thác khai báo với cơ quan thuế.

Hãy liên hệ trực tiếp với Minh Nhật Logistics theo thông tin dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn về dịch vụ khai báo hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa.

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN THƯƠNG MẠI MINH NHẬT
Văn phòng chính: Đường 965, Khu Phố Song Vĩnh, Phường Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam.

Văn phòng hiện trường: Đối Diện Cảng CMIT, Phước Hoà, Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam.